Thông tin về thuốc Episindan.
- Tên thuốc : Episindan
- Thành phần :Epirubicin Hydrochloride
- Hàm lượng : 50mg
- Quy cách đóng gói : Hộp 1 lọ
- Nhà sản xuất : Actavis – Italy.
Cơ chế hoạt động của thuốc Episindan.
Cơ chế tác dụng hóa chất Epirubicin được cho là thuốc tạo thành một phức hợp với DNA bằng cách xen vào giữa các cặp base dẫn đến ức chế tổng hợp DNA và ức chế tổng hợp RNA phụ thuộc DNA. Sự tổng hợp protein cũng bị ức chế. Sự xen kẽ của thuốc vào giữa các cặp base kích hoạt topoisomerase làm tách rời DNA và tế bào bị chết. DNA helicase cũng bị ức chế nên sự sao chép và phiên mã bị ngăn chặn. Epirubicin còn tạo ra các gốc tự do độc với tế bào. Các nghiên cứu trên động vật và test in vitro cho thấy cơ chế tác dụng và tác dụng chống khối u của epirubicin và doxorubicin tương tự nhau nhưng epirubicin có chỉ số điều trị tốt hơn, ít độc tính về huyết học và tim hơn khi dùng liều tương đương tính theo mol. Để gây mức độ suy tủy tương đương, liều epirubicin có thể cao hơn liều doxorubicin khoảng 20%. Do có cùng cơ chế tác dụng, epirubicin và doxorubicin có phổ tác dụng tương tự chống nhiều u đặc và ung thư máu. In vitro có sự kháng chéo hoàn toàn giữa 2 anthracyclin này.
Chỉ đình điều trị của thuốc Episindan
Hóa chất Epirubicin Hcl được sử dụng để điều trị: ung thư vú, ung thư buồng trứng tiến triển, ung thư dạ dày, ung thư phổi tế bào nhỏ.
Khi dùng đường bàng quang, epirubicin đã được chứng minh có lợi ích trong điều trị: Ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp thể nhú ở bàng quang, ung thư biểu mô tại chỗ trong ung thư bàng quang, dự phòng tái phát ung thư bề mặt bàng quang sau khi phẫu thuật cắt qua niệu đạo.
Liều dùng và cách dùng thuốc Episindan
-Liều dành cho người lớn mắc bệnh ung thư Vú.
Liều lượng được dùng như một phần của liệu pháp điều trị hỗ trợ bệnh nhân có khối u ở nách sau khi cắt bỏ khối u chính:
- Liều lượng ban đầu: 100-120 mg/m2 da truyền tĩnh mạch mỗi 3-4 tuần. Tất cả liều thuốc có thể được tiêm vào ngày 1 của mỗi chu kỳ hoặc chia đều và tiêm vào ngày 1 và 8 của mỗi chu kỳ.
-Liều dùng cho bệnh nhân điều trị ung thư bàng quang.
Truyền nhỏ giọt thuốc vào bàng quang; mỗi tuần 50mg trong 50 ml dung dịch natri clorid 0,9% hoặc nước cất để được dung dịch có nồng độ 0,1%, dùng trong 8 tuần. Nếu có dấu hiệu viêm bàng quang do hóa chất thì giảm liều mỗi tuần xuống còn 30 mg trong 50 ml. Với carcinom tại chỗ, nếu dung nạp được thì có thể tăng liều tới 80 mg trong 50 ml mỗi tuần.
Để tránh tái phát ở bệnh nhân đã cắt bỏ khối u qua niệu đạo dùng liều 50 mg/tuần trong 4 tuần; sau đó 50 mg mỗi tháng 1 lần trong 11 tháng. Phải giữ các dung dịch ở trong bàng quang 1 giờ sau khi được bơm vào.
Kết hợp xạ trị với epirubicin làm tăng độc tính lên tế bào; bởi vậy thường không kết hợp xạ trị với các thuốc chống ung thư. Xạ trị được hoãn lại khi hóa trị đã chấm dứt để tránh độc tính chồng lên nhau. Epirubicin làm tăng độc tính của tia xạ lên tế bào. Dùng epirubicin sau xạ trị có thể gây đáp ứng viêm nhắc lại ở chỗ bị chiếu xạ.
Chống chỉ định dùng thuốc Episindan
Cấm dùng ở bệnh nhân suy tủy rõ ràng do trước đó dùng thuốc khác chống ung thư hoặc do xạ trị và ở người đang điều trị với liều tích lũy tối đa các anthracyclim khác, như doxorubicin hoặc daunorubicin. Cũng không được dùng cho bệnh nhan đang có hoặc có tiền sử bệnh tim.
Tác dụng phụ của thuốc Episindan
-Hãy gọi cho bác sĩ nếu bạn mắc các tác dụng phụ như: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng.
Báo với bác sĩ nếu bạn bị:
- Đau, rát, kích ứng hoặc thay đổi về da nơi tiêm;
- Cảm giác khó thở, thậm chí dù chỉ gắng sức nhẹ;
- Phù, tăng cân nhanh chóng (đặc biệt là ở mặt và vùng giữa cơ thể);
- Buồn nôn, đau vùng bụng trên, ngứa, chán ăn, nước tiểu đậm màu, phân màu đất sét, vàng da (vàng da hoặc mắt);
- Tim đập nhanh, chậm hoặc không đồng đều;
- Lo lắng, đổ mồ hôi, khó thở nghiêm trọng, thở khò khè, thở hổn hển;
- Đau ngực, ho đột ngột, ho có đờm, thở nhanh, ho ra máu;
- Đau lưng dưới, có máu trong nước tiểu, đi tiểu ít hơn bình thường hoặc không thể tiểu;
- Tê hoặc ngứa xung quanh miệng, mạch đập yếu, phản xạ quá mức, nhầm lẫn, ngất xỉu;
- Yếu cơ, căng cơ hoặc co thắt cơ;
- Sốt, ớn lạnh, đau nhức cơ thể, các triệu chứng cúm, lở loét trong miệng và cổ họng;
- Da nhợt nhạt, cảm thấy choáng váng hoặc khó thở, nhịp tim nhanh, mất tập trung;
- Dễ bị bầm tím, chảy máu bất thường (mũi, miệng, âm đạo hoặc trực tràng), da bị nổi những vết ban đỏ hoặc tím.
-Tác dụng phụ phổ biến có thể bao gồm:
- Nóng bừng, mất kinh;
- Rụng tóc tạm thời;
- Cảm thấy yếu hoặc mệt mỏi;
- Buồn nôn, tiêu chảy nhẹ;
- Mắt đỏ, mí mắt sưng húp.
Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể xuất hiện tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Thận trọng của thuốc Episindan
Trước khi dùng epirubicin, bạn nên:
- Báo với bác sĩ và dược sĩ nếu bạn bị dị ứng với epirubicin, daunorubicin (Cerubidine, DaunoXome), doxorubicin (Doxil), idarubicin (Idamycin), bất kỳ loại thuốc nào khác hoặc bất kỳ thành phần nào trong epirubicin. Hỏi dược sĩ về danh sách các thành phần thuốc;
- Báo với bác sĩ và dược sĩ về các thuốc kê toa và không kê toa khác, vitamin, thực phẩm chức năng, và các sản phẩm thảo dược bạn đang dùng hoặc dự định dùng, đặc biệt là các thuốc sau đây: các thuốc chẹn kênh canxi như amlodipine (Norvasc), diltiazem (Cardizem, Dilacor, Tiazac và những thuốc khác), felodipine (Plendil), isradipine (DynaCirc), nicardipin (Cardene), nifedipine (Adalat, Procardia), nimodipine (Nimotop), nisoldipine (Sular), và verapamil (Calan, Isoptin, Verelan); thuốc hóa trị ung thư như docetaxel (Taxotere) hoặc paclitaxel (Abraxane, Onxol); hoặc cimetidine (Tagamet). Bác sĩ có thể cần phải thay đổi liều thuốc của bạn hoặc theo dõi một cách cẩn thận về các tác dụng phụ. Các thuốc khác cũng có thể tương tác với epirubicin, vì vậy hãy chắc chắn nói với bác sĩ về tất cả các loại thuốc bạn đang dùng, thậm chí cả những thuốc không xuất hiện trong danh sách này;
- Báo với bác sĩ nếu bạn đang xạ trị, đang hoặc đã từng mắc bệnh gan hoặc thận;
- Thuốc epirubicin có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt bình thường ở phụ nữ và có thể gây ngừng sản xuất tinh trùng ở nam giớ Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa bạn sẽ vô sinh. Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú nên nói hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu dùng thuốc này. Bạn không nên mang thai hoặc cho con bú trong khi đang điều trị với epirubicin. Nếu bạn mang thai trong khi điều trị với epirubicin, hãy báo với bác sĩ. Nói chuyện với bác sĩ về các phương pháp tránh thai trong quá trình điều trị vì thuốc epirubicin có thể gây hại cho thai nhi;
- Không tiêm vắc xin mà không hỏi ý kiến bác sĩ.
Tương tác thuốc Episindan
Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc mà bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) để đưa cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Bạn không nên tự ý dùng, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc khi không có sự cho phép của bác sĩ.
Không khuyến khích sử dụng thuốc này với vắc xin Rotavirus và vi khuẩn sống. Bác sĩ có thể quyết định không điều trị bằng thuốc này, hoặc thay đổi một vài loại thuốc mà bạn được chỉ định.
Sử dụng thuốc này với các loại thuốc sau không được đề nghị, nhưng đôi khi có thể sử dụng trong vài trường hợp. Nếu cả 2 loại thuốc được kê đơn cùng nhau, bác sĩ có thể hiệu chỉnh liều và khoảng cách liều của cả 2 thuốc.
Bảo quản thuốc Episindan
Thuốc Episindan được bảo quản nơi khô mát, tránh ánh sáng trực tiếp và được bảo quản ở nhiệt độ < 30°C
Khách hàng liên hệ qua 0826.826.838 để được tư vấn Thuốc Episindan giá bao nhiêu? Mua Thuốc Episindan ở đâu Hà Nội, Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng ?
Banthuoc24h.com bán và tư vấn thuốc kê đơn tại các bệnh viện lớn như bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện 108, bệnh viện 103, Bệnh viên ĐHY …
>>>>>Xem thêm thuốc điều trị ung thư vú mới nhất
Xem thêm:
Công dụng của thuốc Epirubicin Hcl,
giá bao nhiêu ?,
là thuốc gì,
mua ở đâu ?. Công dụng của thuốc Episindan,
Tác dụng của thuốc Epirubicin Hcl,
tác dụng của thuốc Epirubicin Hydrochloride ?,
Thuốc Epirubicin Hydrochloride mua ở đâu,
Thuốc Episindan giá bao nhiêu